M ục đích nghiên cứu những ảnh hưởng của cường độ vận động, thời gian luyện tập, thời gian bắt đầu của các hình thức vận động sau bữa ăn có ảnh hưởng tới lượng đường trong máu và Insulin của người trưởng thành khỏe mạnh.
Vận động làm tiêu hao lượng đường và có thể giảm lượng đường máu tức thời. Kiên trì vận động luyện tập có thể nâng cao tính mẫn cảm và giảm sự bài tiết Insulin khi đường máu tăng cao. Sau khi ăn, cách thức này có tác dụng giảm và khống chế sự phụ thuộc của Insulin vào lượng đường máu.
Các hình thức vận động được chia làm 3 yếu tố và ở 2 trình độ, các yếu tố lần lượt là cường độ vận động, thời gian vận động liên tục, thời gian bắt đầu vận động. Mỗi một yếu tố được chia thành 2 mức độ cụ thể là: cường độ vận động chia thành 3 METs, 5 METs; thời gian vận động liên tục được chia thành 15 phút, 35 phút; thời gian bắt đầu vận động sau bữa ăn được phân thành sau 15 phút và sau 30 phút. Phương án trực giao thể hiện ở bảng 1.
Ngẫu nhiên hóa
Các nhóm thực nghiệm từ 1 tới 4 xếp thành 24 nhóm số (0-23). Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên phân lớp, mỗi lớp được chia thành 2 lớp nhỏ hơn dựa theo giới tính. Trong mỗi một lớp sử dụng để thu được số ngẫu nhiên mỗi một đối tượng lại căn cứ vào 4 nhóm lớp để tiến hành ngẫu nhiên, thu được tổ hợp thứ tự thực nghiệm.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết quả phân tích thể hiện ở bảng 2, mức độ tĩnh sử dụng giá trị trung bình của nhóm 0 và 5.
Chỉ số GAUC và IAUC của hai mức độ vận động 3 Mets và 5 Mets đều có xu hướng giảm so với khi ở trạng thái tĩnh, tuy nhiên sự khác biệt giữa các mức độ vận động rất nhỏ. LARS-L (0.7) đã tiến hành quan sát những bệnh nhân tiểu đường loại 2, trong khoảng 45 phút sau bữa ăn, nếu họ tiến hành vận động 1 lần với cường độ lớn sẽ làm giảm lượng đường máu và Insulin, đồng thời không ảnh hưởng tới trạng thái cân bằng của đường Gluco, ngoài ra mức độ giảm của chỉ số GAUC và IAUC cũng tương tự như trên.
Kết luận
Thực nghiệm trên sử dụng phương pháp trực giao, thực nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các hình thức vận động và các mức độ vận động khác nhau sau bữa ăn đối với sự trao đổi lượng đường máu và Insulin. Kết quả cho thấy thời gian vận động liên tục và thời gian bắt đầu vận động khác nhau sẽ có ảnh hưởng tới sự trao đổi lượng đường máu và Insulin, sau bữa ăn trước khi lượng đường máu đạt giá trị Max (sau bữa ăn 15 phút) nếu tiến hành vận động liên tục (trong 35 phút) sẽ có tác dụng phòng và khống chế sự tăng cao của lượng đường máu. Giữa 2 vận động mà nghiên cứu đã chọn, không quan sát được sự khác biệt về hiệu quả.
(Khoa học thể thao)